Trường Đại học tối tăm lầy lội - 2
Những
năm cuối thập kỷ bẩy mươi của thế kỷ trước, đất nước mới thoát ra khỏi chiến
tranh còn gặp vô vàn khó khăn. Lương thực thực thực phẩm khan hiếm, cả nước nổi
lên phong trào tăng gia sản xuất khai hoang trồng mầu. Nhà trường cũng vậy. ban
giám hiệu đã cử người lên Xuân Mai Hòa Bình tìm đất vỡ hoang trồng sắn. Khoa Hữu
tuyến cũng nhận một phần. Hôm nay là ngày xuất quân các giáo viên chia đợt mà
đi vì còn phải bảo đảm giảng dậy. Đào cũng tham gia cùng anh chị em đi ngay đợt
đầu. Sáng hôm ấy, mọi người phải tập trung sớm tại trường. Tất cả được dồn lên
mấy chiếc xe tải đưa lên vùng phụ cận thị trấn Xuân Mai. Đến nơi việc đầu tiên
là căng bạt làm nơi ở tạm. Và ngay chiều hôm đó bắt đầu đi chặt cây, rẫy cỏ,
thu gọn thành từng đống phơi khô để mấy hôm nữa sẽ đốt một thể. Lúc đầu anh nào
anh nấy làm rất hăng rồi cái nắng gay gắt làm cho ai nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại,
thế mà chẳng ai dám tự động nghỉ giải lao. Đào thấy thế nói:
- Ới
anh Ngọc ơi! Quân ta có vể mệt mỏi lắm rồi cho giải lao một chút đi.
-
Đồ..n..g ý.. đ..ấ..y. Mọi người
hưởng ứng.
Anh Ngọc , Chủ tịch công đoàn là đoàn trưởng
hô:
-
Thôi tất cả nghỉ tay uống nước.
Mấy cô
giáo nói:
- Chỗ bọn em không biết là cây gì mà lắm gai
thế, bọn em sước hết cả tay đây này – vừa nói cô ta vừa chìa hai bàn tay ra cho
mọi người xem.
-
Cho tớ xin bát nước – Đào đến bên một cô giáo phụ trách xoong nước nói
Cô ta
múc cho Đào một bát thật đầy, không có chè các cô ấy hái lá cây lạc tiên nấu
lên, nước này uống vào tối rất dễ ngủ. Đào uống ực một hơi hết bay. Đâò lên tiếng:
- Nào cậu nào có chuyện tiếu lâm thì kể cho sả
hết mệt nhọc đi. Hồi hè năm 1964 bọn mình đi khiêng cột cùng cánh công nhân
công trình họ biết nhiều chuyện tiếu lâm lắm.
-
Thế anh kể một chuyện trước đi
-
Thôi để xem các thầy cô trổ tài trước đã.
Một
anh giáo viên đã đứng tuổi giọng miền Trung đứng dậy bắt đầu kể: “ Ngày xửa
ngày xưa ở một vương quốc nọ tất cả đám đàn ông đều rất sợ vợ, ngay cả quốc
vương cũng vậy. Ông ta thấy cần chấm dứt tình trạng này nên quyết chọn một tay
đàn ông không sợ vợ lên kế vị ông ta. Quốc vương cho triệu tập cánh đàn ông của
toàn thành đến. Quốc vương phán: Ai sợ vợ đứng sang bên tay trái của trẫm, ai
không sợ vợ đứng sang bên phải. Quốc vương nói xong lục đục cánh đàn ông kéo tất
sang bên tay trái chỉ có duy nhất một anh đứng ở bên phải. Quốc vương mừng thầm
chăc mẩm sẽ chọn được người kế vị, liền đến phỏng vấn tay anh hùng kia. Quốc
vương hỏi: Thế anh không sợ vợ à?. Thưa không! Trước khi đi nhà con dặn là
không được đứng vào chỗ đám đông nên con phải sang bên phải ạ. Quốc vương khoát
tay buồn bã…”. Mọi người cười vui vẻ. Đào nói:
-
Chuyện này chỉ tạm được thôi phải “tục” một chút cười mới đã.
-
Thôi ta tiếp tục làm đi kẻo tối – Anh Trưởng đoàn nói.
Thế là
sau đúng một tuần thì phát quang xong khu đất rộng khoảng một ngàn mét vuông.
Các cây to thì để lại các cây nhỏ và cỏ dại đều phát hết . Các đống cỏ cũng đã
khô vì trời nắng gay gắt. Chiều hôm trước khi hết đợt lao động mọi người ra đốt.
Từng đống lửa bùng lên kèm theo khói ngút trời. Đến xế chiều thì các đám cháy
cũng đã tắt. Mọi người nhìn thấy một triền đồi đã được phát quang, đây đó còn
leo lét tàn lửa. Ai nấy mệt nhoài, có người chân tay bị gai cào xé thành từng vết,
nhưng vẫn thấy trong lòng vui vẻ vì đã hoàn thành kế hoạch.
Các đợt
lên sau là trồng sắn. Đến mùa thu hoạch, Các công đoàn lại tổ chức người lên
thu hoạch sắn về nộp cho nhà trường. Mấy chiếc xe tải về trường đổ “chiến lợi
phảm” ra sân. Những củ sắn bé tí chỉ bằng ngón chân cái lại dài ngoẵng như rễ
cây. Hạch toán cho các khoản chi phí từ việc thuê xe đưa người đi khai hoang,
tiền mua giống, tìm thuê người canh gác v.v.
và v.v. …Cứ gọi là lỗ chỏng vó. Dù sao cán bộ thì được chia về nhà luộc
ăn mấy bữa cũng thấy ngon ngon. Còn sinh viên thì được ăn cơm độn sắn, canh sắn
còn hơn nhai bo bo không!
*
* *
Lại
nói về cái biệt danh “Trường Đại học tối tăm lầy lội”. Hệ thống thoát nước của
trường cực kỳ kém cỏi. Chưa mưa đã úng. Mà thoát nước thì phải vài ba ngày nước
mới rút đi. Năm ấy trời lại mưa liền hàng tuần. Cả sân trường thành một vùng nước
trắng xóa. Buổi sáng thầy trò lên lớp phải lội bì bõm đến quá mắt cá chân. Ngay
trong lớp học nước cũng sâm sấp bùn lầy nhoe nhoét. Buổi tối hễ mưa là thị xã
Hà Đông lại cắt điện. Cả trường tối om chỉ leo lét những chiếc đèn dầu như những
con đom đóm của các học sinh tự học ban đêm. Các ký túc xá của học sinh mới thảm
hại làm sao! Thật chẳng khác nào “chuồng bò” nhà người ta. Mái nhà lợp bằng
phên nứa, tường đắp đất trộn với rơm. Sinh viên thì thiếu ăn nên thỉnh thoảng
mua được củ khoai, củ sắn cải thiện là không khách sáo gì rút mái nhà để luộc
khoai luộc sắn cho vào bụng. Thành thử nhà thì trống huếch trống hoác. Sinh
viên ăn tập thể chẳng cần phải sắm bát điã gì cho lỉnh kỉnh, mỗi câu chỉ cần một
cái thìa “vạn năng” là đủ. Đến bữa mỗi nhóm được lĩnh một xoong canh và một
xoong bo bo, thi thoảng mới được một xoong cơm. Thể là các bạn trẻ chỉ cần cái
thìa “vạn năng” của mình vừa súc cơm vừa súc canh một loáng là hết veo, mà bụng
đói vẫn hoàn đói. Chính vì thế mà không biết một cậu sinh viên tinh nghịch nào đã đặt cho trường một
cái tên rất là ngộ nghĩnh: “Trường Đại học tối tăm lầy lôi” tức là trường Đại học
thông tin liên lạc ví khi viết tắt chúng hoàn toàn giống nhau “Trường ĐH TTLL”.
Mãi những năm về sau này nhiều sinh viên thành đạt có người lên tới chức bộ trưởng
vẫn nhắc đến cái tên “lóng” ấy với một vẻ tự hào vì một thời khó khăn như thế
mà vẫn đào tạo họ nên người.
còn nữa
|