VÀO NGHỀ -3 … Đào nhận được thư của Hằng từ Cao Bằng
xa xôi gửi về. Thư nào cũng thế Hằng đều tự làm lấy những chiếc phong bì thật là
cầu kỳ. Hằng dùng kéo cắt một hàng rộng koảng một phân thành rất nhiều các giải
nhỏ hình mũi tên rồi đan lại với nhau nom rất đẹp. Còn giấy tuy hoàn cảnh chiến
tranh mà Hằng tìm đâu ra loại giấy pơ - luya màu hồng hoặc màu nõn chuối để viết
thư cho Đào. Trong thư ngoài việc thăm hỏi ra còn nổ ra một cuộc “bút chiến” cực
kỳ gay cấn. Trong thư Hằng phê phán kịch liệt quan điểm cực đoan của Đào là người
yêu của mình phải là một cô gái thuần “Việt Nam” không hề một chút lai căng. Rồi
Hằng kết luận: “nếu anh cứ bám lấy cái quan điểm cực đoan ấy thì anh về quê mà
lấy vợ”. Chẳng hiểu đó là một lời khuyên hay một sự giận dỗi! Thú thực sau chuyến
đi làm đường dây ở Cao bằng, nhiều lần hai anh em đã tâm sự một cách rất thoải
mái và có vẻ rất hợp nhau Hằng vẫn thường nói là giữa hai người có một “Tâm hồn
đồng điiêụ”. Thế mà Đào không dám dấn tới nhất là nghe phong thanh Hằng đã có
người yêu đi chiến đấu trong Nam. Từ đó Đào lại cố gắng gò cái tình cảm giữa Hằng
và Đào chỉ là một tình bạn theo dúng nghĩa của nó. Những cánh thư “bạn bè” vẫn
tiếp tục bay qua, bay lại giữa Cao Bằng và Cẩm Khê Vĩnh Phú.
Các
cụ nói; “Vợ chồng là cái duyên cái số” Đào cảm thấy có vẻ đúng thật. Ngay trong
trường hợp của Đào đây cũng thế thôi. Như trên đã nói Đào là một giáo viên trẻ,
học ở ngoại quốc về, có bằng kĩ sư hẳn hoi, người ngợm cũng không đến nỗi nào, đã
có không ít các cô học sinh xinh đẹp thầm yêu trộm nhớ. Rồi các chị lớn tuổi
trong Khoa cũng đã giới thiệu nhiều đám mà chẳng đâu vào đâu. Đào nhớ một lần
chị Quang dẫn Đào đến thăm một nhà bà con ở Hà nội có cô cháu gái mới đi học
trung cấp dệt ở Tiệp Khắc về định mối mai cho Đao. Đào cũng đi, nhưng ôi thôi,
khi đến nơi cô ấy khoe là có thể ăn một lúc hết hơn một trăm quả vải. Đào giật
mình nghĩ: “ Nếu cô ấy mà là người yêu thì tiền đâu mà mua quà cho cô ấy ăn?
Khi lương tháng của Đào chỉ vẻn vẹn 63 đồng” Thế là Đào không bao giờ đặt chân đến
ngôi nhà có những chùm hoa ty - gôn trên mái cổng ở giữa lòng Hà Nội ấy nữa!
Câu nói dỗi của Hằng lại thành sự thật.
Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1966 Đào về quê cưới vợ. Tin này làm nhiều người giật mình
khi biết Đào quyết định kết hôn với một cô gái nông thôn tên là Tuyến cùng quê
với Đào. Trước đó mấy hôm Đào đã báo cáo Khoa và Khoa cũng đã cử anh chủ tịch công
đoàn khoa và một anh bạn giáo viên trong khoa về dự đấm cưới của Đào. Ba anh em
đáp tầu hoả về đến ga Phúc Yên thì xuống. Bà mẹ mình cũng đã về từ hôm trước đem
một ít thuốc lá, bánh kẹo về (đây đều là tiêu chuẩn bìa C của ông cụ). Gần sáng
bọn Đào mới về đến ga Phúc Yên. Đi thẳng về nhà cô Tuyến, đến cổng thấy trong
nhà đèn vẫn sáng nghe rõ tiếng nói chuyện của hai bà thông gia. Ba người ra vại
nước rửa qua mặt mũi chân tay rồi vào nằm trên chiếc giường tre ở gian ngoài nằm
nghỉ cho lại sức. Hai bà thông gia cũng vào buồng nghỉ. Hai anh bạn nằm xuống là
ngủ liền còn Đào thao thức không ngủ được.
Sáng hôm sau mặt trời mới lên chư khỏi
nóc nhà đám thanh niên trong chi đoàn đã kéo đến khá đông. Họ chẳng đến tay không
mà người thì vác tre, người thì cầm bó lạt lại có cả hai anh chàng khệ nệ khiêng
một miếng vải bạt lớn đã cuộn lại. Tuyến đã dậy từ rất sơm xuống bếp nấu nước.
Khi các bạn đến cô liên mời họ vào nhà uống nước. Hai bà cũng đã dậy ngồi ăn trầu
và cũng đang têm trầu để đón khách. Bà biểu nói:
-
Thôi trăm sự nhờ anh em trong Chi đoàn dựng hộ cái rạp để làm lễ cưới
cho hai em, gia đình neo đơn quá các anh thông cảm. Cần cái gì các anh cứ bảo
gia đình sẽ lo.
-
Đó là nhiệm vụ của chúng cháu mà. Ai cũng đến lượt cả thôi. Gia dình cứ
yên tâm thế nào từ giờ đến trưa là mọi việc dâu vào đấy.- Một anh có vẻ như Bí
thư chi đoàn nói.
Một lát sau là đám thanh niên ai vào
việc nấy dựng cái khung lên trước. Họ đang vừa làm vưa đùa nhau ý ới thì từ ngoài
cổng đã nghe tiếng ông Giáo Thạc:
-
Thế nào hai cô cậu dã chuẩn bị xong chưa để lên xã làm giấy đăng ký kết
hôn?
-
Mời ông Giáo vào sơi nước, xã bây giờ ai đã làm việc. – Hai bà đồng
thanh mời.
Ngoài sân chẳng mấy chốc đám thanh niên
đã dựng xong cái khung. Ông Giáo vào nhà chào hai bà và hai người khách của anh
Đào. Ngồi nói chuyên một lúc rồi ông Giáo dẫn Đào và Tuyến lên xã làm thủ tục đăng
ký kết hôn. Lên xã phải đợi khá lâu mới có người đến trụ sở. Thủ tục làm cũng đơn
giản vì trên xã ai người ta còn lạ gì hai gia đình này. Anh Chủ tịch ký trước, Đầo
và Tuyến ký sau rồi cuối cùng là ông Giáo người làm chứng ký. Anh Chủ tịch xã
trân trọng đưa tờ giấy kết hôn cho Đào bắt tay mọi người không quên có lời chúc
mừng hạnh phúc của đôi bạn trẻ. Họ về đến nhà thì cái rạp cũng đã dựng gần
xong. Đúng đến gần trưa thì mọi công việc đã được hoàn tất. Buổi chiều cũng vẫn
Chi đoàn đứng ra mượn bàn ghế của trường học đem về kê thành hàng thành lối cẩn
thận. Cô Tuyến cùng mấy cô trong chi đoàn đi mượn thêm ít đĩa con để bày bánh kẹo.
Khoảng 5 giờ chiều thì cơ quan ông Đại cử đại diện về dự đám cưới theo xe có
hai cô em anh Đào cùng về.
Đến tối một chiếc đèn măng xông làm cả
khu sáng rực lên. Khách khứa đến rất đông ngồi chật hết cả các hàng ghế đã kê.
Tụi trẻ con thì đùa nhau chạy loạn xạ cả. Mọi người ngồi ăn trầu xơi nước, nói
chuyện rất rôm rả. Buổi lễ thành hôn bắt đầu bằng một số tiết mục văn nghệ cây
nhà lá vườn của Chi đoàn. Ông Giáo hôm ấy làm chủ hôn. Ông giới thiệu các đại
biểu đến dự ngoài cơ quan ông Đại, đại diện khoa Hữu tuyến còn có ông Ba, bí thư
Đảng uỷ xã, bạn thân của bà Biểu và ông Đại thay mặt cho chính quyền xã đến dự.
Sau đấy ông Giáo mời cô dâu và chú rể ra
mắt mọi người. Hôm nay tuy là mùa đông nhưng trời lại rất ấm nên cô dâu
chỉ mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần lụa đen. Chú rể cũng giản dị không kém với
chiếc sơmi màu xanh hoà bình và chiếc quần kaki mầu lông chuột. Không khí buổi
hôn lế náo nhiệt hẳn lên, người ta tranh nhau bình phẩm, ai cũng khen họ đẹp đôi.
Có người nói: “Thật đúng là đôi trai tài gái sắc”. Mọi người vừa ăn bánh kẹo vưa
nói chuyện vui vẻ. Tụi trẻ con thì tranh nhau thuốc lá phải dẹp mãi mới yên.
Khoảng hơn chín giờ thì buổi lễ thành hôn kết thúc. Mọi người ra về rất vui vẻ,
đám thanh niên thì cứ trêu trọc làm cho cô Tuyến ngượng chui tọt vào trong buồng
Hai anh bạn của Đào theo ông Giáo về
nhà ông nghỉ đêm. Hai bà thông gia ngủ ở phòng ngoài còn cô dâu chú rể được dành
cho căn phòng trong làm ăn phòng hạnh phúc. Khổ nỗi cái giường tre quá cũ cứ cọt
kẹt hoài Hai vợ chồng mới cưới bèn quyết định ra sân rút rơm vào trải xuống đất
làm đệm. Sau đấy họ xuống đất nằm lại cảm thấy thoải mái vô cùng. Thật là “chiếc
đệm tân hôn tuyệt vời”! Họ lắng nghe cứ thấy rúc rích như có con gì đó chạy ngoài
sân. Té ra là đám thanh niên nghịch ngợm đã đến phá đám. Chúng cú rình nghe trộm
động tĩnh trong buồng rồi cười khúc khích làm hai bà thông gia phải lên tiếng bọn
họ mới chịu ra về. Hôm sau chú lái xe của cơ quan ông Đại đưa cả mấy mẹ con về
Hà Nội. Mấy ngày phép ở Hà Nội mấy anh em rủ nhau đi chụp ảnh “cưới”. Thông thường
phải chụp trước đằng này lại chụp sau. Đào nói vui:
-Trước vói sau cũng thé miễn là có ảnh
kỷ niệm là được rồi.
Mấy anh em ra tận hiệu ảnh “Quốc tế” ở
Hàng Khay để chụp ảnh. Họ chụp liền mấy kiểu, kiểu thì chụp chung bốn người, cái
thì chụp chung 3 chị em, cái thì Tuyến mặc áo dài của Tâm đẻ chụp. Hai ngày sau
lấy ảnh về Đào thích nhất là tấm ảnh Tuyến
chụp một mình mà lại mặc áo cánh nâu, đội khăn vấn, trên ngực còn lấp lánh huy
hiệu Đoàn viên. Tấm ảnh ấy cứ như cô “Tấm” trong chuyện cổ tích, đẹp không khác
gì một diễn viên. Và đó chính là hình ảnh một người con gái “thuần Việt” mà Đào
từng ước ao.
Khi trở lại trường Đào treo tấm ảnh đó
lên tường ở phòng ngủ, ai đến cũng phải khen đẹp. Tiếng lành đồn xa các nữ sinh
thi nhau đến chiêm ngưỡng “cô Tấm” của thầy Đào.
Để cải thiện đời sống Đào và Tuân đã
cùng nhau nuôi một dàn gà khá đông. Trong đàn có một chú gà trống rất đẹp mã,
chiếc mào to đỏ rực, lông đỏ tía sen lẫn mầu đen ở cổ. Bộ lông đuôi mới tuyệt vời
làm sao, nó cong cong cao vút một cách ngạo nghễ. Đôi chân vàng óng có hai chiếc
cựa vừa dài vừa nhọn làm cho anh chàng lại càng đẹp mã hơn. Có ba bốn con gà mái,
chị mái nâu đang nuôi một đàn con hơn mười con. Một mái hoa mơ đanng đẻ, một mái
vàng tranh đang ấp. Mỗi buổi chiều chỉ cần thổi một tiếng còi là chúng bay rào
rào từ trên đồi cọ về tranh nhau những thức ăn mà Đào và Tuân rắc cho chúng. Mọi
người hỏi bí quyết tại sao hai người lại nuôi được nhiều gà như vây? lấy gì cho
chúng ăn?. Đào và Tuân rất hãnh diện nói “bí mật”, “thiên cơ” không thể tiết lộ.
Thực ra có gì là ghê gớm đâu, chẳng qua là Đào và Tuân học kinh nghiệm của bủ Sách
bên cạnh nhà. Hai anh em lên sau đồi đào những chiếc hố rộng cỡ 2m2, rồi lấy lá
cọ khô phủ lên sau đấy nấu cháo loãng tưới lên trên rồi phủ đất lại. Khoảng một
tuần sau ra bới lớp đấts phủ bên ngoẩi, ta thấy có hàng vạn con mối chen nhau
chạy tứ tung. Rồi ta gọi cho đàn gà đến chén những món ăn cực kỳ khoái khẩu mà
lại vô cùng bổ dưỡng ấy. Nhờ vậy mà đàn gà của Đào và Tuân con nào con nấy chóng
lớn như thổi mà lại còn béo núc ních. Nhờ vậy mà hàng ngày đều có món trứng gà
rán hoặc chưng cà chua. Nửa tháng lại làm thịt một chú để ăn tươi. Thỉnh thoảng
về Hà Nội Đào còn đèo cả gà về cho gia đình
*
* *
Đào
nhận được thư của Hằng từ Cao Bằng xa xôi gửi về. Thư nào cũng thế Hằng đều tự
làm lấy những chiếc phong bì thật là cầu kỳ. Hằng dùng kéo cắt một hàng rộng koảng
một phân thành rất nhiều các giải nhỏ hình mũi tên rồi đan lại với nhau nom rất
đẹp. Còn giấy tuy hoàn cảnh chiến tranh mà Hằng tìm đâu ra loại giấy pơ - luya
màu hồng hoặc màu nõn chuối để viết thư cho Đào. Trong thư ngoài việc thăm hỏi
ra còn nổ ra một cuộc “bút chiến” cực kỳ gay cấn. Trong thư Hằng phê phán kịch
liệt quan điểm cực đoan của Đào là người yêu của mình phải là một cô gái thuần
“Việt Nam” không hề một chút lai căng. Rồi Hằng kết luận: “nếu anh cứ bám lấy cái
quan điểm cực đoan ấy thì anh về quê mà lấy vợ”. Chẳng hiểu đó là một lời khuyên
hay một sự giận dỗi! Thú thực sau chuyến đi làm đường dây ở Cao bằng, nhiều lần
hai anh em đã tâm sự một cách rất thoải mái và có vẻ rất hợp nhau Hằng vẫn thường
nói là giữa hai người có một “Tâm hồn đồng điiêụ”. Thế mà Đào không dám dấn tới
nhất là nghe phong thanh Hằng đã có người yêu đi chiến đấu trong Nam. Từ đó Đào
lại cố gắng gò cái tình cảm giữa Hằng và Đào chỉ là một tình bạn theo dúng
nghĩa của nó. Những cánh thư “bạn bè” vẫn tiếp tục bay qua, bay lại giữa Cao Bằng
và Cẩm Khê Vĩnh Phú.
Các
cụ nói; “Vợ chồng là cái duyên cái số” Đào cảm thấy có vẻ đúng thật. Ngay trong
trường hợp của Đào đây cũng thế thôi. Như trên đã nói Đào là một giáo viên trẻ,
học ở ngoại quốc về, có bằng kĩ sư hẳn hoi, người ngợm cũng không đến nỗi nào, đã
có không ít các cô học sinh xinh đẹp thầm yêu trộm nhớ. Rồi các chị lớn tuổi
trong Khoa cũng đã giới thiệu nhiều đám mà chẳng đâu vào đâu. Đào nhớ một lần
chị Quang dẫn Đào đến thăm một nhà bà con ở Hà nội có cô cháu gái mới đi học
trung cấp dệt ở Tiệp Khắc về định mối mai cho Đao. Đào cũng đi, nhưng ôi thôi,
khi đến nơi cô ấy khoe là có thể ăn một lúc hết hơn một trăm quả vải. Đào giật
mình nghĩ: “ Nếu cô ấy mà là người yêu thì tiền đâu mà mua quà cho cô ấy ăn?
Khi lương tháng của Đào chỉ vẻn vẹn 63 đồng” Thế là Đào không bao giờ đặt chân đến
ngôi nhà có những chùm hoa ty - gôn trên mái cổng ở giữa lòng Hà Nội ấy nữa!
Câu nói dỗi của Hằng lại thành sự thật.
Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1966 Đào về quê cưới vợ. Tin này làm nhiều người giật mình
khi biết Đào quyết định kết hôn với một cô gái nông thôn tên là Tuyến cùng quê với
Đào. Trước đó mấy hôm Đào đã báo cáo Khoa và Khoa cũng đã cử anh chủ tịch công đoàn
khoa và một anh bạn giáo viên trong khoa về dự đấm cưới của Đào. Ba anh em đáp
tầu hoả về đến ga Phúc Yên thì xuống. Bà mẹ mình cũng đã về từ hôm trước đem một
ít thuốc lá, bánh kẹo về (đây đều là tiêu chuẩn bìa C của ông cụ). Gần sáng bọn
Đào mới về đến ga Phúc Yên. Đi thẳng về nhà cô Tuyến, đến cổng thấy trong nhà đèn
vẫn sáng nghe rõ tiếng nói chuyện của hai bà thông gia. Ba người ra vại nước rửa
qua mặt mũi chân tay rồi vào nằm trên chiếc giường tre ở gian ngoài nằm nghỉ
cho lại sức. Hai bà thông gia cũng vào buồng nghỉ. Hai anh bạn nằm xuống là ngủ
liền còn Đào thao thức không ngủ được.
Sáng hôm sau mặt trời mới lên chư khỏi
nóc nhà đám thanh niên trong chi đoàn đã kéo đến khá đông. Họ chẳng đến tay không
mà người thì vác tre, người thì cầm bó lạt lại có cả hai anh chàng khệ nệ khiêng
một miếng vải bạt lớn đã cuộn lại. Tuyến đã dậy từ rất sơm xuống bếp nấu nước.
Khi các bạn đến cô liên mời họ vào nhà uống nước. Hai bà cũng đã dậy ngồi ăn trầu
và cũng đang têm trầu để đón khách. Bà biểu nói:
-
Thôi trăm sự nhờ anh em trong Chi đoàn dựng hộ cái rạp để làm lễ cưới
cho hai em, gia đình neo đơn quá các anh thông cảm. Cần cái gì các anh cứ bảo
gia đình sẽ lo.
-
Đó là nhiệm vụ của chúng cháu mà. Ai cũng đến lượt cả thôi. Gia dình cứ
yên tâm thế nào từ giờ đến trưa là mọi việc dâu vào đấy.- Một anh có vẻ như Bí
thư chi đoàn nói.
Một lát sau là đám thanh niên ai vào
việc nấy dựng cái khung lên trước. Họ đang vừa làm vưa đùa nhau ý ới thì từ ngoài
cổng đã nghe tiếng ông Giáo Thạc:
-
Thế nào hai cô cậu dã chuẩn bị xong chưa để lên xã làm giấy đăng ký kết
hôn?
-
Mời ông Giáo vào sơi nước, xã bây giờ ai đã làm việc. – Hai bà đồng
thanh mời.
Ngoài sân chẳng mấy chốc đám thanh niên
đã dựng xong cái khung. Ông Giáo vào nhà chào hai bà và hai người khách của anh
Đào. Ngồi nói chuyên một lúc rồi ông Giáo dẫn Đào và Tuyến lên xã làm thủ tục đăng
ký kết hôn. Lên xã phải đợi khá lâu mới có người đến trụ sở. Thủ tục làm cũng đơn
giản vì trên xã ai người ta còn lạ gì hai gia đình này. Anh Chủ tịch ký trước, Đầo
và Tuyến ký sau rồi cuối cùng là ông Giáo người làm chứng ký. Anh Chủ tịch xã
trân trọng đưa tờ giấy kết hôn cho Đào bắt tay mọi người không quên có lời chúc
mừng hạnh phúc của đôi bạn trẻ. Họ về đến nhà thì cái rạp cũng đã dựng gần
xong. Đúng đến gần trưa thì mọi công việc đã được hoàn tất. Buổi chiều cũng vẫn
Chi đoàn đứng ra mượn bàn ghế của trường học đem về kê thành hàng thành lối cẩn
thận. Cô Tuyến cùng mấy cô trong chi đoàn đi mượn thêm ít đĩa con để bày bánh kẹo.
Khoảng 5 giờ chiều thì cơ quan ông Đại cử đại diện về dự đám cưới theo xe có
hai cô em anh Đào cùng về.
Đến tối một chiếc đèn măng xông làm cả
khu sáng rực lên. Khách khứa đến rất đông ngồi chật hết cả các hàng ghế đã kê.
Tụi trẻ con thì đùa nhau chạy loạn xạ cả. Mọi người ngồi ăn trầu xơi nước, nói
chuyện rất rôm rả. Buổi lễ thành hôn bắt đầu bằng một số tiết mục văn nghệ cây
nhà lá vườn của Chi đoàn. Ông Giáo hôm ấy làm chủ hôn. Ông giới thiệu các đại
biểu đến dự ngoài cơ quan ông Đại, đại diện khoa Hữu tuyến còn có ông Ba, bí thư
Đảng uỷ xã, bạn thân của bà Biểu và ông Đại thay mặt cho chính quyền xã đến dự.
Sau đấy ông Giáo mời cô dâu và chú rể ra
mắt mọi người. Hôm nay tuy là mùa đông nhưng trời lại rất ấm nên cô dâu
chỉ mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần lụa đen. Chú rể cũng giản dị không kém với
chiếc sơmi màu xanh hoà bình và chiếc quần kaki mầu lông chuột. Không khí buổi
hôn lế náo nhiệt hẳn lên, người ta tranh nhau bình phẩm, ai cũng khen họ đẹp đôi.
Có người nói: “Thật đúng là đôi trai tài gái sắc”. Mọi người vừa ăn bánh kẹo vưa
nói chuyện vui vẻ. Tụi trẻ con thì tranh nhau thuốc lá phải dẹp mãi mới yên.
Khoảng hơn chín giờ thì buổi lễ thành hôn kết thúc. Mọi người ra về rất vui vẻ,
đám thanh niên thì cứ trêu trọc làm cho cô Tuyến ngượng chui tọt vào trong buồng
Hai anh bạn của Đào theo ông Giáo về
nhà ông nghỉ đêm. Hai bà thông gia ngủ ở phòng ngoài còn cô dâu chú rể được dành
cho căn phòng trong làm ăn phòng hạnh phúc. Khổ nỗi cái giường tre quá cũ cứ cọt
kẹt hoài Hai vợ chồng mới cưới bèn quyết định ra sân rút rơm vào trải xuống đất
làm đệm. Sau đấy họ xuống đất nằm lại cảm thấy thoải mái vô cùng. Thật là “chiếc
đệm tân hôn tuyệt vời”! Họ lắng nghe cứ thấy rúc rích như có con gì đó chạy ngoài
sân. Té ra là đám thanh niên nghịch ngợm đã đến phá đám. Chúng cú rình nghe trộm
động tĩnh trong buồng rồi cười khúc khích làm hai bà thông gia phải lên tiếng bọn
họ mới chịu ra về. Hôm sau chú lái xe của cơ quan ông Đại đưa cả mấy mẹ con về
Hà Nội. Mấy ngày phép ở Hà Nội mấy anh em rủ nhau đi chụp ảnh “cưới”. Thông thường
phải chụp trước đằng này lại chụp sau. Đào nói vui:
-Trước vói sau cũng thé miễn là có ảnh
kỷ niệm là được rồi.
Mấy anh em ra tận hiệu ảnh “Quốc tế” ở
Hàng Khay để chụp ảnh. Họ chụp liền mấy kiểu, kiểu thì chụp chung bốn người, cái
thì chụp chung 3 chị em, cái thì Tuyến mặc áo dài của Tâm đẻ chụp. Hai ngày sau
lấy ảnh về Đào thích nhất là tấm ảnh Tuyến
chụp một mình mà lại mặc áo cánh nâu, đội khăn vấn, trên ngực còn lấp lánh huy
hiệu Đoàn viên. Tấm ảnh ấy cứ như cô “Tấm” trong chuyện cổ tích, đẹp không khác
gì một diễn viên. Và đó chính là hình ảnh một người con gái “thuần Việt” mà Đào
từng ước ao.
Khi trở lại trường Đào treo tấm ảnh đó
lên tường ở phòng ngủ, ai đến cũng phải khen đẹp. Tiếng lành đồn xa các nữ sinh
thi nhau đến chiêm ngưỡng “cô Tấm” của thầy Đào.
Để cải thiện đời sống Đào và Tuân đã
cùng nhau nuôi một dàn gà khá đông. Trong đàn có một chú gà trống rất đẹp mã,
chiếc mào to đỏ rực, lông đỏ tía sen lẫn mầu đen ở cổ. Bộ lông đuôi mới tuyệt vời
làm sao, nó cong cong cao vút một cách ngạo nghễ. Đôi chân vàng óng có hai chiếc
cựa vừa dài vừa nhọn làm cho anh chàng lại càng đẹp mã hơn. Có ba bốn con gà mái,
chị mái nâu đang nuôi một đàn con hơn mười con. Một mái hoa mơ đanng đẻ, một mái
vàng tranh đang ấp. Mỗi buổi chiều chỉ cần thổi một tiếng còi là chúng bay rào
rào từ trên đồi cọ về tranh nhau những thức ăn mà Đào và Tuân rắc cho chúng. Mọi
người hỏi bí quyết tại sao hai người lại nuôi được nhiều gà như vây? lấy gì cho
chúng ăn?. Đào và Tuân rất hãnh diện nói “bí mật”, “thiên cơ” không thể tiết lộ.
Thực ra có gì là ghê gớm đâu, chẳng qua là Đào và Tuân học kinh nghiệm của bủ Sách
bên cạnh nhà. Hai anh em lên sau đồi đào những chiếc hố rộng cỡ 2m2, rồi lấy lá
cọ khô phủ lên sau đấy nấu cháo loãng tưới lên trên rồi phủ đất lại. Khoảng một
tuần sau ra bới lớp đấts phủ bên ngoẩi, ta thấy có hàng vạn con mối chen nhau
chạy tứ tung. Rồi ta gọi cho đàn gà đến chén những món ăn cực kỳ khoái khẩu mà
lại vô cùng bổ dưỡng ấy. Nhờ vậy mà đàn gà của Đào và Tuân con nào con nấy chóng
lớn như thổi mà lại còn béo núc ních. Nhờ vậy mà hàng ngày đều có món trứng gà
rán hoặc chưng cà chua. Nửa tháng lại làm thịt một chú để ăn tươi. Thỉnh thoảng
về Hà Nội Đào còn đèo cả gà về cho gia đình
*
* *
Một hôm Đào
nhận được thư của Hằng nói là sắp trở lại trường theo học một lớp bổ túc ngắn hạn.
Chiều hôm ấy Đào và Tuân ăn cơm tối xong liền qua đò để đến ga Vũ Ẻn đón Hằng. Đúng
11 giờ là nghe thấy tiếng còi tầu hú lên từ xa. Thời chiến mà chạy được đúng giờ
như thế thật hiếm hoi. Đào và Tuấn đã lẻn vào tận sát đường ray. Khi con tầu từ
từ dừng lại, hành khách lục tục xuống ga. Ánh đèn bão nhập nhoạng của nhân viên
đường sắt làm Đào không thể nhận ngay ra Hằng được. Đang ngơ ngơ ngác ngác tìm người thì Đào
bị dấm nhẹ một cái vào lưng. Đào linh tính biết ngay là Hằng vội quay lai, Hai
anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng. Mới có ba năm mà cứ tưởng dài hàng thế kỷ. Đào
đỡ lấy chiếc ba - lô của Hằng, một số bạn khác cùng xuống ga chào:
-
Chúng em chào thầy ạ! May quá thầy ra đón chúng em nếu không chẳng biết
thế nào mà lần giữa đêm tối thế này.
-
Thôi nào Tuân đâu sách hộ cô gì đây cài túi, trong đựng gì mà có vẻ nặng
thế? – Đào vừa nói vừa dẫn mọi người lách ra khỏi ga.
Từ ga đến bến đò cũng phải mất hơn cây
số, ánh đèn pin của Tuân thỉnh thoảng mới lóe lên cho mọi người nhận đường. Đến
bến đò vắng tanh chỉ có tiếng sóng vỗ oàm oạp vao bờ. Tuân lớn tiếng gọi:
-
Bác lái đò ơi cho
chúng tôi sang sông với
Tiếng gọi của Tuân lọt thỏm vào màn đêm
mù mịt. Tuấn phải gọi tới ba lần mới có tiếng người từ trên bờ xuống. Không phải
bác lái đò mà là một cô lái đò. Cô ấy gỡ dây buộc thuyền rồi nói:
-
Ông em bị mệt em
chèo thay, mời mọi người nhẹ nhàng lên thuyền
Mọi người đỡ nhau xuống chiếc thuyền
con vừa đủ chứa được cả sáu người. Trời không trăng sao mà cô bé vẫn biết đưòng
chèo con thuyền qua sông. Không nhìn rõ mặt người con gái chèo thuyền nhưng cứ
nghe cái nhịp chèo uyển chuyển của cô biết ngay là con nhà sông nước. Đêm khuya
nên Đào không dẫn các cô về văn phòng Ban Giám hiệu mà để các cô ấy nghỉ tạm
ngay chỗ của Đào và Tuân. Đào và Tuân sang bên phòng thí nghiệm còn nhường lại
cho các cô hai chiếc giường cá nhân đã mắc màn sẵn. Lúc đầu các cô cứ chối đây đảy,
Đào nói mãi mấy cô mới chịu nghe. Sáng hôm sau Đào bận lên lớp, Tuân dẫn bốn cô đến Văn phòng đăng ký nhận lớp.
Rồi họ vào học luôn đến chiều thì ba cô kia ở lại bên Tăng Xa chỉ có mình Hằng
quay lại tìm Đào. Tuân Đang nấu cơm thì Hằng tới. Đào bảo Tuân tráng thêm mấy
quả trứng rồi mời Hằng cùng ăn cơm. Trong bữa com thân mật Hằng kể:
-
Em bây giờ không ở Cao Bằng nữa mà xin về Hải Phòng rồi vì đấy là tiền
tuyến mà. Dạo này Hải Phòng hay bị ném bom lắm. Đội dây máy chúng em cứ phải đi
nối lại đường dây thường xuyên. Có lần em bị vùi nhờ có dân phòng bới lên mới
thoát chết đấy.
Không ngờ cô em của anh lại dũng cảm thế - Đào khen thực lòng, nhưng Hằng
lại bĩu môi xì anh một cái
-
Còn nguyên nhân nào khác nữa không? Đào nói thêm :
-
Chắc là để chia lửa với người yêu ở miền Nam chứ gì?
-
Anh thật đúng như “phù thuỷ” ấy, cái gì cũng đoán ra được
…
Sau đấy Chủ nhật nào bốn cô ở Hải phòng
cũng lên chỗ Đào và Tuân chơi. Lần nào họ cũng đi chợ mua thức ăn về liên hoan.
Đương nhiên chỉ mua thêm cá, đậu và rau cỏ chứ Gà và trứng thì có sẵn. Các cô
cũng đã từng chứng kiến cảnh Đào và Tuân cho gà ăn. Các cô phục lăn hai thầy giáo
mà chăn nuôi giỏi thế. Một chiều thứ Bẩy, Hằng đến chơi với Đào. Đào hỏi Hằng:
-
Em đã bao giờ thấy cảnh chiều màu tím chưa?
-
Có lẽ chỉ có trong thơ ca chứ em chưa được thấy bao giờ - Hằng đáp
-
Hôm nay anh cho em thưởng thức cái cảnh tuyệt vời ấy của miền đất trung
du kì lạ này nhé!
-
Thế thì ta đi thôi - Hằng giục
Hai người thả bộ trên bờ đê sông
Thao, mặt trời như một chiếc mâm vàng từ từ hạ xuống. Hoàng hôn lúc đầu là một
mầu vàng rực rỡ, sau cứ tím dần, tím dần. Trên bầu trời có một đàn chim đang vội
vàng bay về tổ,. Nước sông lấp loáng tím mờ. - Hằng thốt lên:
-
Anh Đào ơi! Sao lại có những buổi chím tím tuyệt vờì đến thế! Quê em ở vùng
biển, em đã từng đi ngắm cảnh hoàng hôn. Nó cũng lộng lẫy lắm nhưng không huyền
ào như buổi chiều hôm nay. Thiên nhiên vùng trung du này thật tuyệt vời đã ban
tặng cho con người những phút giây kỳ thú.
Hai anh em ngây ngất trước vẻ đẹp huyền
bí của một chiều trung du đến nỗi quên cả về ăn cơm. Về đến nhà Tuân đã nấu
xong cơm đợi hai người. ăn xong Hằng lại rủ:
-
Dạo này tuần trăng hai anh em mình lại đi ngắm trăng đi!
-
Đi thì đi, cô em mải chơi quá đấy! Thế bài vở đã làm xong cả chưa?
-
Cái anh này “bôn” vừa vừa thôi! Thưa ông anh đã xong rồi ạ, mà chưa xong
còn ngày mai Chủ nhật em sẽ học bù.
Lần này không ra bờ sông nữa, hai anh
em thủng thẳng men theo đồi cọ trèo dần lên ngọn đồi. Trăng bắt đầu lên, Ánh trăng
mờ ảo phủ xuống đồi cọ. Những chiếc lá cọ như được giát bạc ngả nghiêng theo gió.
Cái cảnh này một đời người mấy ai đã được hưởng. . Hằng lại thốt lên:
-
Em chưa bao giờ được thấy cảnh trăng huyền áo như nơi đây. Hằng nói thêm:
-
Anh thật hạnh phúc được thưởng ngoạn phong cảnh thần tiên này ngay trong
thời buổi chiến tranh.
Đúng thật hai đứa đi bên nhau mà cảm
thấy yên ả vô cùng. Chiến tranh hình như ở rất xa đâu đó. Thế mà ban chiều vừa
có một đàn máy bay Mỹ đến thả bom nhà ga Vũ Ẻn.
|